Chắc hẳn rằng đã có nhiều người nghe tới màng lọc Hepa nhưng thực chất không phải tất cả đều hiểu rõ về phụ kiện này. Đặc biệt là chức năng của nó đối với máy lọc không khí. Nếu bạn cũng vậy thì hãy cùng tham khảo ngay bài viết sau!
Màng lọc Hepa là gì?
Màng lọc Hepa hay Hepa filter là một phụ kiện được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Tên gọi đầy đủ của sản phẩm này là “High Efficiency Particulate Air filter”, tức màng lọc khí cấp độ phân tử hiệu suất cao.
Ban đầu, mục đích sản xuất loại màng lọc này là để hỗ trợ lọc các hạt phóng xạ làm ô nhiễm không khí do hậu quả của chiến tranh gây ra. Từ đó mang tới cho con người không khí trong lành, an toàn hơn. Sản phẩm này chính thức được nghiên cứu và chế tạo thành công năm 1940 bởi Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Mỹ.
Tuy nhiên, phải 10 năm sau, tức năm 1950 tấm lọc Hepa mới chính thức được đưa vào sản xuất đại trà để sử dụng cho mục đích thương mại hóa. Qua nhiều năm, cùng với sự phát triển của công nghệ, sản phẩm này càng trở nên hoàn thiện và ưu việt hơn.
Các loại màng lọc Hepa
Hiện nay, màng lọc Hepa được chia làm 2 loại chính, đó là:
- Hepa H13: Loại màng lọc này có khả năng lọc hiệu quả lên tới 99.95% các loại phân tử, hạt bụi mịn và siêu mịn tồn tại lơ lửng trong không khí
- Hepa H14: Hiệu quả lọc của Hepa H14 lên tới 99.995% và cũng có thể lọc được các phân tử, hạt bụi mịn hay siêu mịn trong không khí
Cấu tạo và chức năng của tấm lọc Hepa
Không chỉ quan tâm tới Hepa filter là gì? mà nhiều người còn cảm thấy thắc mắc về cấu cũng như chức năng của phụ kiện này. Đây là sản phẩm được tạo nên từ các sợi thủy tinh có đường kính cực kỳ nhỏ, chỉ từ 0,5 – 2 µm.
Các sợi thủy tinh được đan xen nhau để tạo thành màng lưới lọc, giúp lọc hiệu các phân tử bụi và các tác nhân bay lơ lửng trong không khí với kích thước siêu nhỏ. Thậm chí, các hạt bụi, bụi mịn có kích thước PM1.0 hay vi khuẩn, nấm mốc, phấn hoa,… cũng có thể được lọc sạch.
Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của lọc Hepa khá đơn giản. Khi thiết bị hút không khí vào bên trong và luồng không khí này đi qua màng lọc Hepa, màng lọc sẽ giữ lại các hạt bụi kích thước từ nhỏ tới siêu nhỏ, phấn hoa, vi khuẩn, nấm mốc,… nằm lơ lửng trong không khí tại các sợi thủy tinh. Sau khi đi qua màng thô của tấm lọc, bụi bẩn được giữ lại, không khí lại tiếp đi đi qua màng lọc hỗn hợp của tấm lọc.
Trong màng lọc hỗn hợp của tấm lọc Hepa sẽ diễn ra quá trình lọc như sau:
- Lọc bụi vàng
- Lọc khí Aldehyde
- Khử mùi
- Lọc mùi
Sau khi không khí được lọc qua màng lọc bụi vàng và Aldehyde sẽ tiếp tục được đưa tới màng lọc khử mùi và lọc mùi cuối cùng. Sau khi trải qua quá trình lọc liên tục này không khí sẽ loại bỏ hết các yếu tố ô nhiễm và trở nên trong lành, tốt cho sức khỏe hơn.
Màng lọc Hepa sử dụng trong các thiết bị nào?
Hiện nay tấm lọc Hepa được sử dụng cho rất nhiều thiết bị cả ở mục đích quân sự và dân dụng. Cụ thể:
- Tích hợp trong các loại máy lọc không khí
- Tích hợp trong các loại điều hòa, máy lạnh
- Tích hợp trong sản phẩm máy hút ẩm
- Tích hợp trong các sản phẩm máy làm mát không khí, quạt hơi nước
- Tích hợp trong máy hút bụi và robot hút bụi
Mục đích của việc tích hợp thêm bộ lọc Hepa trong các thiết bị này là để giảm thiểu tối đa những tác nhân gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Trước tình hình không khí, đặc biệt là không khí tại các thành phố lớn ngày càng trở nên ô nhiễm nghiêm trọng thì Hepa filter cùng công nghệ nanoe lại càng trở nên quan trọng và cần thiết.
Ứng dụng của bộ lọc Hepa trong máy lọc không khí
Hầu hết các loại máy lọc không khí từ bình dân tới cao cấp trên thị trường hiện nay đều được tích hợp màng lọc Hepa. Loại màng lọc này trong máy lọc không khí có nhiệm vụ chính là lọc bụi và các chất ô nhiễm kích thước 0,3µm, thậm chí là nhỏ hơn nữa tồn tại trong không khí. Hiệu quả lọc có thể đạt tới 99.97%.
Trong quá trình máy lọc không khí hoạt động, các loại vi khuẩn, phấn hoa, lông vật nuôi, bào tử nấm, khí ga,… cùng các chất ô nhiễm khác có thể làm ảnh hưởng tới đường hô hấp đều sẽ được loại bỏ gần như hoàn toàn. Nhờ vậy mà không khí trong phòng trở nên sạch và tươi mới hơn.
Màng lọc Hepa giúp việc sử dụng máy lọc không khí trở nên hiệu quả, năng suất hơn nhờ khả năng lọc sạch các loại vi khuẩn, nấm mốc, tác nhân gây dị ứng khỏi môi trường sống.
Cách vệ sinh chuẩn tăng tuổi thọ cho màng lọc Hepa
Để có thể giúp tấm lọc Hepa lọc không khí hiệu quả cao và có tuổi thọ lâu dài thì khâu vệ sinh là cực kỳ quan trọng và cần thiết. Vậy vệ sinh màng lọc này như thế nào?
Chọn thời gian phù hợp
Thời gian lý tưởng nhất để vệ sinh Hepa filter đó là khi thời tiết tốt. Khi mua máy lọc không khí bạn sẽ được các nhân viên bán hàng tư vấn và hướng dẫn cách vệ sinh máy lọc không khí Panasonic, trong đó có cả màng lọc Hepa. Và hiển nhiên, màng lọc này không thể rửa bằng nước được bởi độ ẩm có thể ảnh hưởng tới cả chất lượng, hiệu quả làm việc và tuổi thọ của chúng.
Vì thế, nếu bạn có ý định vệ sinh màng lọc này thì nên chọn một ngày có độ ẩm không khí không quá cao để vệ sinh, giúp màng lọc thô sạch sẽ lại khô nhanh. Đồng thời còn có thể tránh ảnh hưởng tiêu cực tới màng lọc không khí Hepa cũng như môi trường bên trong màng lọc.
Trung bình sẽ cần khoảng 4 tiếng để màng lọc không khí hoàn toàn khô ráo. Vì vậy, bạn nên vệ sinh màng lọc vào buổi sáng những ngày thời tiết trong lành, khô thoáng.
Tiến hành vệ sinh màng lọc
Để vệ sinh màng lọc bạn có thể thực hiện tuần tự theo 7 bước sau đây:
- Bước 1: Tắt thiết bị và rút hoặc ngắt nguồn điện cung cấp cho thiết bị
- Bước 2: Chuyển thiết bị tới nơi thông thoáng, sạch sẽ
- Bước 3: Dùng khăn sạch để lau bên ngoài vỏ của thiết bị. Chú ý lau cả những khe rãnh để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn. Có thể sử dụng thêm cả các dụng cụ vệ sinh chuyên dụng khác nhưng không được dùng vật sắc nhọn hay hóa chất. Với các vết bẩn cứng đầu bám trên thiết bị có thể dùng vải sạch thấm với nước chanh pha loãng để lau sạch
- Bước 4: Mở nắp thiết bị nhẹ nhàng, đúng cách sau đó lấy màng lọc Hepa ra. Tùy từng thiết bị mà có thể mở nắp bằng cách dùng nút hoặc dùng tay để cậy
- Bước 5: Hút hoặc thổi bụi cho màng lọc. Đối với màng lọc thô có thể mang đi rửa với nước nhưng tốt nhất nên hạn chế sử dụng các loại chất tẩy rửa
- Bước 6: Mang màng lọc thô phơi khô tại nơi thông thoáng, sạch sẽ có ánh nắng mặt trời. Hoặc cũng có thể làm khô bằng cách sấy ở nhiệt độ thấp
- Bước 7: Lắp lại thiết bị theo quy trình ngược với khi tháo máy
Lưu ý: Trước khi lắp lại thiết bị cần đảm bảo màng lọc đã sạch sẽ, khô ráo. Tránh để tình màng lọc còn ẩm sẽ dễ gây ra tình trạng bám bẩn, thậm chí là khiến các linh kiện hư hỏng khi thiết bị hoạt động.
Trên đây là giải đáp thắc mắc màng lọc Hepa là gì và có chức năng ra sao đối với máy lọc không khí. Hãy thường xuyên vệ sinh và vệ sinh đúng cách màng lọc không khí Panasonic để giúp gia tăng tuổi thọ cũng như hiệu quả, hiệu suất làm việc của chúng. Hy vọng, những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Hepa filter.