Khi mua các thiết bị điện, nếu chú ý bạn có thể bắt gặp từ RoHS. Đây là một tiêu chuẩn rất quan trọng dành cho các đồ dùng, thiết bị điện. Vậy cụ thể, tiêu chuẩn RoHS là gì? Hãy cùng tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn này!
Tiêu chuẩn RoHS là gì?
RoHS là một tiêu chuẩn rất phổ biến trong ngành thiết bị điện, điện tử. Đây là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Restriction of hazardous substances directive in electrical and electronic equipment 2002/95/EC”. Có thể tạm hiểu rằng đây là “Chỉ thị về hạn chế các chất nguy hiểm trong các thiết bị điện và điện tử”. Tiêu chuẩn này đã chính thức được thông qua vào tháng 2/2003 bởi Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, phải tới ngày 01/07/2006 tiêu chuẩn này mới chính thức có hiệu lực và được thi hành tại các nước thành viên của khối liên minh này.
Nếu bạn thấy trên tem nhãn của sản phẩm điện, điện tử nào có gắn RoHS thì có nghĩa là sản phẩm đó đã qua kiểm nghiệm và đáp ứng được tiêu chuẩn này. Đây là một sản phẩm được lưu hành tại châu Âu và thân thiện, an toàn với môi trường.
Mục đích của việc ban hành tiêu chuẩn RoHS compliant là gì? Đó là để giúp bảo vệ cho con người lẫn môi trường tránh được những chất độc hại tồn tại trong các sản phẩm điện và điện tử. Theo quy định thì tất cả những sản phẩm được lưu hành tại thị trường châu Âu đều phải đáp ứng được tiêu chuẩn này.
Việc đưa ra tiêu chuẩn RoHS đã giúp hạn chế và ngăn ngừa việc sử dụng các chất độc hại trong quá trình gia công, sản xuất thiết bị điện, điện tử. Đồng thời, tiêu chuẩn này còn có mối quan hệ mật thiết với chỉ thị về thiết bị điện, điện tử thải 2002/96/EC (WEEE). Đây là chỉ thị được đưa ra nhằm mục đích giải quyết các vấn đề về chất độc hại từ chất thải điện tử thông qua tái chế, thu hồi.
Sử dụng tốt với các loại cáp DSTA cùng các loại đèn LED chỉ được coi là an toàn nếu như qua kiểm nghiệm cho thấy thành phần của chúng không chứa 6 loại chất gây hại hoặc nếu có chứa cũng nằm trong hàm lượng được cho phép.
Do Liên minh châu Âu đã ban hành tiêu chuẩn RoHS nên nếu các nhà sản xuất muốn sản phẩm điện, điện tử của mình có thể lưu thông trong thị trường này thì buộc phải được đăng ký logo RoHS compliant.
- RoHS: Viết đầy đủ là RoHS/ WEEE
- WEEE: Được viết tắt từ Waste electrical & Electronic equipment
Các chất độc gây hại được quy định ở tiêu chuẩn RoHS
Như đã giới thiệu về tiêu chuẩn RoHS là gì ở trên, chúng tôi có đề cập tới những chất độc hại không được có hoặc có ở mức cho phép trong thiết bị điện, điện tử. Vậy đó là những chất gì? Có 6 chất cụ thể là:
- Chì (Pb): Chất này thường được các nhà sản xuất tivi, pin, màn hình máy tính,… sử dụng
- Crom (Cr6+): Xuất hiện trong các ngành sản xuất nhựa, sơn, thép chống gỉ, kỹ thuật in ảnh,…
- Polybrominated Biphenyls ethers (PBDE): Đây được biết tới là một hợp chất của Brom và thường dùng trong ngành sản xuất tụ điện, thiết bị điện gia dụng, bảng mạch in,…
- Polybrominated biphenyls (PBBs-): Cũng là một hợp chất của Brom nhưng thường được dùng trong những ngành sản xuất các loại chất dẻo có trong thiết bị điện trong nhà, bọt nhựa,…
- Thủy ngân (Hg): Chất này thường được tìm thấy trong bóng đèn huỳnh quang, bản mạch in, mạ nhôm,…
- Cadmium (Cd): Các nhà máy sản xuất hệ thống cảnh báo, pin cadmium mạ điện, chất nhuộm, hợp kim hàn,… thường sử dụng chất này
10 nhóm thiết bị điện – điện tử áp dụng tiêu chuẩn RoHS
Dưới đây là danh sách chi tiết về 10 nhóm thiết bị điện, điện tử hiện đang được sản xuất dựa theo tiêu chuẩn RoHS mà bạn nên tham khảo:
- Các loại máy chế biến tự động, ví dụ như máy pha đồ uống,…
- Cáp polyetylen XLPE
- Các dụng cụ điện và điện tử như máy khoan, máy hàn, máy may,…
- Dụng cụ phục vụ cho ngành y khoa như máy trợ khí,…
- Các sản phẩm thiết bị tiêu dùng, ví dụ như tivi, radio, nhạc cụ,…
- Thiết bị ngành viễn thông, IT như máy tính, iPad, máy fax, điện thoại, bộ xử lý trung tâm,…
- Các đồ gia dụng nhỏ như lò nướng, máy hút bụi,…
- Các đồ gia dụng lớn, ví dụ máy giặt, tủ lạnh, lò vi sóng, máy rửa bát, điều hòa,…
- Thiết bị chiếu sáng như bóng đèn huỳnh quang, bóng đèn LED,…
- Dụng cụ quan sát và kiểm soát như camera, máy hút mùi, máy khử mùi, máy hút khói,…
- Các loại đồ chơi, giải trí, thiết bị thể thao, ví dụ như máy chơi game, bảng điều khiển trò chơi bằng tay,…
Các yêu cầu về RoHS tại Việt Nam
Vậy tại Việt Nam, yêu cầu về tiêu chuẩn RoHS là gì? Bắt đầu từ ngày 23/09/2011, theo như nội dung của Thông tư số 30/2011/TT-BCT thì tiêu chuẩn này đã chính thức có hiệu lực ở nước ta. Do đây là một tiêu chuẩn quan trọng của châu Âu. Do đó, nếu các doanh nghiệp Việt Nam muốn mang sản phẩm của mình xuất khẩu tới các quốc gia châu Âu thì bắt buộc sản phẩm phải đáp ứng được tiêu chuẩn này. Doanh nghiệp Việt chỉ có thể bán sản phẩm của mình tại thị trường châu Âu chỉ khi sản phẩm đã được đăng ký với “RoHS compliant”.
Đồng thời, cũng nhờ vào tiêu chuẩn RoHS mà những sản phẩm điện, điện tử được nhập khẩu vào Việt Nam cũng đảm bảo an toàn, thân thiện với cả người dùng lẫn môi trường hơn. Nếu như không có tiêu chuẩn này thì rất có khả năng chúng ta đang phải sử dụng những sản phẩm điện, điện tử chứa những thành phần độc hại.
Khi có nhu cầu mua các sản phẩm thuộc 10 ngành hàng hóa trên, bạn nên chú ý tới tem nhãn sản phẩm. Kiểm tra kỹ xem sản phẩm có đạt tiêu chuẩn RoHS không trước khi mua.
Trên đây là giải đáp về tiêu chuẩn RoHS là gì và các thông tin liên quan. Qua bài viết chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về RoHS và tầm quan trọng của tiêu chuẩn về thiết bị điện, điện tử này.