Bất kỳ thiết bị điện tử nào trong quá trình sử dụng tại gia đình đều ít nhiều xảy ra các vấn đề không mong muốn, khi rơi vào trường hợp như vậy bạn cần biết cách xử lý thông minh và đúng cách. Bài viết sau đây của Vattu365.com sẽ thông tin đến bạn các lỗi khi sử dụng máy sấy tay cũng như cách khắc phục nhanh chóng và an toàn nhất.
Các lỗi thường gặp khi sử dụng máy sấy tay
Máy sấy tay khi sử dụng 1 thời gian sẽ rơi vào tình trạng hiệu suất không cao như ban đầu hay gặp một số sự cố khi khởi động. Vì vậy bạn cần bảo trì máy sấy tay định kỳ để máy luôn hoạt động ổn định.
Máy sấy tay không hoạt động
Máy sấy tay không hoạt động là một vấn đề thường xuyên xảy ra trong quá trình sử dụng. Hiện tượng này được chẩn đoán là do động cơ có vấn đề. Nếu bạn am hiểu về kỹ thuật điện tử bạn có thể tự kiểm tra tụ điện, động cơ (mô tơ) và bo mạch chủ (main) máy.
Thông thường với các máy mới hoặc dùng chưa lâu, động cơ và bo mạch chủ là hai bộ phận khó hỏng nhất. Do đó, nếu lỗi máy sấy tay không hoạt động xảy ra, trước tiên bạn nên kiểm tra tụ điện và thay thế nếu hỏng hóc, còn không thì tốt nhất bạn nên mang ra cửa hàng sửa chữa hoặc trung tâm bảo hành để được kiểm tra tốt hơn.
Mất nguồn điện cũng là một nguyên nhân làm máy không hoạt động mà ít người ngờ tới. Nguyên nhân có thể do phích cắm bị lỏng, bộ nguồn lỏng hoặc cầu chì bị cháy. Cách khắc phục là kiểm tra phích cắm, kiểm tra bộ nguồn và thay cầu chì mới, để tránh gặp nhiều lỗi thì nên tham khảo sản phẩm của Panasonic:
Loại 1: Máy sấy tay Panasonic fj-t09a3
Loại 2: Máy sấy tay Panasonic fj-t09b3
Máy sấy tay hoạt động bằng công nghệ cảm ứng hồng ngoại. Khi người sử dụng đưa tay vào vùng cảm ứng, thiết bị sẽ tự động phát hiện và sấy tự động và ngắt khi đưa ra. Do đó, khi đưa tay vào mà máy không tự động sấy mặc dù đã cắm nguồn hoặc máy bật và tắt liên tục mặc dù không đưa tay vào, có thể máy đã bị hỏng cảm biến hồng ngoại hoặc bị che bởi một vật nào đó.
Cách khắc phục là bạn nên kiểm tra hoặc thay cảm biến mới tuy nhiên việc này liên quan nhiều tới kỹ thuật do đó lời khuyên tốt nhất với trường hợp này là bạn nên nhờ phía kỹ thuật hỗ trợ hoặc liên hệ trung tâm bảo hành nếu vẫn trong thời gian bảo hành để được kiểm tra tốt hơn.
Máy sấy tay hoạt động nhưng không nóng
Nguyên nhân xảy ra hiện tượng máy sấy tay không nóng này do cửa thổi khí có thể bị che, bị bẩn hoặc trục quạt bên trong máy bị kẹt.
Cấu tạo máy sấy tay thông thường sẽ có 3 mặt: mặt trước, mặt sau và mặt đáy với thân máy nguyên khối với màn lọc thông minh, có tác dụng lọc sạch khí trước khi thổi ra ngoài để đảm bảo vệ sinh cho tay người sử dụng.
Lúc này bạn nên kiểm tra cửa thôi có bị che bởi vật gì không, tiếp đến là tháo máy ra để vệ sinh bên trong đặc biệt là cánh quạt, nếu cần thiết có thể tra dầu vào trục quạt để máy sấy tay hoạt động lại bình.
Máy sấy tay kêu to bất thường
Nguyên nhân gây ra tiếng ồn lớn khi máy hoạt động là do động cơ (mô tơ) và cánh quạt bên trong máy, nếu chúng bị hỏng sẽ khiến máy hoạt động không ổn định gây ra tiếng ồn bất thường. Cách khắc phục máy sấy tay kêu to là kiểm tra cánh quạt hoặc thay mô tơ mới để máy hoạt động bình thường.
Nếu máy không hoạt động bạn có thể tìm đến một số địa chỉ chuyên sửa máy sấy tay để kiểm tra và sửa chữa nhưng nếu sản phẩm của bạn chính hãng thuộc dòng máy sấy tay panasonic thì bạn hoàn toàn được sửa chữa, kiểm tra miễn phí nếu còn thời hạn bảo hành.
Máy sấy tay tự tắt đột ngột
Khi đang sử dụng mà máy sấy tay bất ngờ tắt đột ngột có thể do máy sấy tay hoạt động trong một khoảng thời gian liên tục ở nhiệt độ cao. Điều này dễ khiến máy quá tải làm giảm tuổi thọ thậm chí còn gây nổ trong trường hợp nghiêm trọng.
Cách sử dụng máy sấy tay an toàn và hiệu quả
Máy sấy tay là thiết bị được lắp đặt hầu như trong mọi nhà vệ sinh hiện đại tại các căn hộ, văn phòng hay tòa nhà công ty. Tuy nhiên, để sử dụng an toàn và hiệu quả thì không phải cá nhân nào cũng biết và áp dụng theo. Dưới đây là những chú ý để sử dụng máy sấy tay an toàn và hiệu quả nhất:
- Không sử dụng nguồn điện có điện áp cao hơn hoặc thấp hơn điện áp mà nhà sản xuất đưa ra, thông thường các thiết bị điện tử ở Việt Nam hoạt động ổn định và an toàn ở mức 220V.
- Khi xảy ra sự cố hoặc có dấu hiệu bất thường, nên ngắt nguồn điện trước khi tháo dỡ hoặc sửa chữa thiết bị, nhất là trong môi trường ẩm ướt như nhà vệ sinh càng nên cẩn thận.
- Việc vệ sinh máy sấy tay phải tuân theo quy định khắt khe từ nhà sản xuất, không dùng hóa chất có tính ăn mòn cao để lau chùi sản phẩm cũng như nhúng trực tiếp thiết bị vào nước hay dung dịch tẩy rửa nào. Chỉ dùng vải ẩm lau bên ngoài khi xuất hiện bụi hoặc vết bẩn.
- Không lắp thiết bị ngay cửa sổ hay vị trị có ánh nắng chiếu trực tiếp và khu vực nhà bếp. Vì nhiệt độ cao làm ảnh hưởng đến linh kiện bên trong máy, theo thời gian làm giảm hiệu suất hoạt động của máy.
- Lắp đặt máy sấy tay ở độ cao phù hợp. Điều này giúp bạn sấy khô tay ở vừa tầm, không gây mỏi khi sấy lâu. Với những gia đình có trẻ nhỏ thì việc này bảo vệ an toàn cho con em nhà bạn.
- Không đặt bất cứ vật dụng hay đồ vật gì lên trên máy sấy tay, như thế sẽ làm khối lượng máy tăng lên gây áp lực lên các móc máy. Nếu móc treo hay lỗ khoan không chắc chắn sẽ làm tăng nguy cơ rơi máy gây hỏng hóc vô cùng đáng tiếc.
- Chỉ tháo mở thiết bị khi thật cần thiết như có dấu hiệu bất thường hoặc đến hạn bảo trì máy. Việc tháo mở thiết bị thường xuyên cũng làm ảnh hướng đến vị trí lắp đặt các linh kiện bên trong.
Mỗi thiết bị cần được sử dụng đúng cách, như thế tuổi thọ của thiết bị mới được đảm bảo. Máy sấy tay cũng vậy, ta buộc phải tuân theo các hướng dẫn an toàn mà nhà cung cấp đưa ra để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình sử dụng cũng như phát huy tối đa công dụng của chúng.
Hy vọng với những chia sẻ của Vật Tư 365 về các lỗi thường gặp khi sử dụng máy sấy tay sẽ giúp ích cho gia đình bạn trong việc sử dụng máy sấy tay an toàn và hiệu quả hơn.