Cường độ ánh sáng là một trong những yếu tố đầu tiên khi khách hàng lựa chọn các thiết bị chiếu sáng. Vậy, cường độ ánh sáng là gì? Cách đo cường độ ánh sáng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc này!
Cường độ ánh sáng là gì?
Cường độ chiếu sáng là thông số kỹ thuật dùng để xác định năng lượng phát ra từ một nguồn sáng theo một hướng cố định. Kí hiệu của cường độ sáng là I, đơn vị của cường độ ánh sáng là Candela, viết tắt là cd, 1cd=1lm/sr. Bội số của cd là kcd (kilocandela), 1kcd=1000cd.
Cường độ ánh sáng trong tiếng Anh
Cường độ ánh sáng trong tiếng Anh là “light intensity”.
Ký hiệu của cường độ ánh sáng
Cường độ ánh sáng được ký hiệu là I.
Giải thích Luminous Flux – Quang thông là gì?
Luminous Flux là tên tiếng Anh của quang thông. Quang thông là tổng lượng ánh sáng phát ra từ một nguồn.
Cường độ ánh sáng Lux
Cường độ ánh sáng Lux là đơn vị đo cường độ ánh sáng cần thiết trên bề mặt diện tích cụ thể. Với 1 lux = 1 lm/m2.
Cường độ ánh sáng tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn cường độ ánh sáng không có một thông số cụ thể. Mỗi một không gian với mục đích sử dụng khác nhau sẽ có tiêu chuẩn cường độ ánh sáng khác nhau.
- Đối với văn phòng, tiêu chuẩn ánh sáng cần thiết là 400 lux.
- Đối với các khu vực khác, tiêu chuẩn ánh sáng như sau: Nhà kho ; 100 lux; Khu vực kiểm tra chất lượng sản phẩm ; 500 lux; Khu vực chung ; 200 lux; Khu vực dây chuyền sản xuất ; 300 lux.
- Đối với khu vực nhà ở, tiêu chuẩn ánh sáng thường phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình, thường nằm trong khoảng 150 lux đến 600 lux.
Độ ảnh hưởng của cường độ ánh sáng tới quang hợp
Cường độ ánh sáng tăng dần thì quang hợp càng tăng dần. Khi cường độ ánh sáng đến điểm bão hòa thì quang hợp vẫn không giữ nguyên.
Cách đo cường độ ánh sáng
Để đo được cường độ ánh sáng của một thiết bị chiếu sáng nhất định thì bạn phải sử dụng thiết bị chuyên dụng. Một số thiết bị đo cường độ ánh sáng phổ biến hiện nay, bao gồm:
Đơn vị đo cường độ ánh sáng
Đơn vị đo cường độ ánh sáng là Candela (cd), đây là một trong 07 đơn vị đo lường cơ bản của SI. Trong đó, 1cd = 1 lm/ sr.
Thiết bị đo cường độ ánh sáng
Máy đo KIMO LX50: Là thiết bị đo cầm tay gọn nhẹ, dễ sử dụng, dành cho những người không chuyên.
Máy Tenmars TM- 203: Đây là dòng máy cao cấp, hiện đại với khả năng đo lường tất cả nguồn sáng có thể nhìn thấy được. Bên cạnh đó, máy có thể chuyển khoảng đo sao cho phù hợp và lưu giữ kết quả thông qua USB.
Thiết bị cảm biến cường độ ánh sáng
Cảm biến cường độ ánh sáng BH1750 datasheet, BH1750 esp8266: Đây là loại cảm biến có ADC nội bộ với khả năng đưa ra kết quả đo với đơn vị lux, không cần đổi đơn vị hay tính toán. Cảm biến có mức giá tương đối rẻ trong khoảng 70.000 – 100.000 đồng/ 1 thiết bị.
Cảm biến cường độ ánh sáng Lux TSL 256: Đây là loại cảm biến dùng để đo ánh sáng hồng ngoại và ánh sáng thường sử dụng đơn vị đo là Lux. Cảm biến nổi bật với thiết kế nhỏ gọn, độ chính xác cao, dễ dàng sử dụng. Giá sản phẩm dao động trong khoảng 60.000 – 90.000 đồng.
Công thức tính cường độ ánh sáng chuẩn
Công thức tính cường độ ánh sáng chuẩn như sau:
I = Ф / ω
Đơn vị đo cường độ ánh sáng: 1cd = 1lm/ sr.
Ví dụ:
Ngọn nến có quang thông là 1lm, trên diện tích 1m2 tính từ tâm nguồn sáng. Suy ra, cường độ chiếu sáng của ngọn nến sẽ là 1 candela. 1kcd = 1000 cd.
Ngọn đèn của một nhà xưởng có công suất 150w, quang thông là 19500lm; diện tích chiếu sáng là 25m2. Suy ra, cường độ chiếu sáng của đèn là 150w là 780 Candela.
Giới thiệu một vài cường độ ánh sáng tiêu biểu
Ánh sáng ngọn nến
- Cường độ ánh sáng của ngọn nến thường được sử dụng để làm chuẩn.
- Một ngọn nến thường có cường độ chiếu sáng là 1 candela, dù ngay cả khi có vật bị che mờ.
- Đơn vị candela là tên của ngọn nến trong tiếng Latin.
Cường độ nguồn sáng tự nhiên
Nguồn sáng tự nhiên | Cường độ của nguồn sáng |
Cường độ ánh sáng mặt trời | 32000-100.000 lux |
Mặt trăng | 1 lux |
Ngôi sao | 0.00005 lux |
Ánh sáng mặt trời tại thời điểm hoàng hôn hoặc bình minh | 400 lux |
Văn phòng sáng sủa | 400 lux |
Cường độ sáng của đèn LED
Đây là tiêu chuẩn đèn LED phải đảm bảo trong chiếu sáng.
- Quang thông của đèn LED được đo bằng đơn vị lumens. Đèn LED có quang thông càng cao thì khả năng chiếu sáng càng mạnh.
- Chỉ số hoàn màu CRI: Phản ánh sự trung thực của màu sắc ánh sáng theo thang đo từ 0- 100 Ra. Đèn LED thường có chỉ số hoàn màu rất cao từ 85 – 90 Ra.
- Hiệu suất ánh sáng: Là chỉ số phản ánh chất lượng ánh sáng của đèn LED, đơn vị lm/w. Hiệu suất chiếu sáng càng cao thì đèn lại có khả năng tiết kiệm năng lượng tốt hơn. Mỗi không gian sẽ đòi hỏi hiệu suất chiếu sáng khác nhau. Lưu ý không nên chọn bóng đèn có hiệu suất dưới 70lm/w.
- Dải nhiệt độ màu rộng tùy vào nhu cầu sử dụng.
- Độ phân bổ ánh sáng: Thông số này phụ thuộc vào góc chiếu của đèn. Góc chiếu càng nhỏ thì ánh sáng sẽ càng tập trung hơn so với góc chiếu lớn. Đối với những văn phòng, khu xưởng, nên lựa chọn những góc chiếu 120 – 150 là phù hợp nhất.
Cường độ sáng phù hợp với văn phòng làm việc
Thiết kế ánh sáng dành cho phòng làm việc cần phải đáp ứng những yếu tố như: tiết kiệm năng lượng tối đa, ánh sáng trắng đảm bảo hiệu suất làm việc. Chính vì vậy, khi lắp đèn cần phải đảm bảo ánh sáng tập trung trên mặt bàn làm việc, ánh sáng đồng đều trong phòng và không có những góc chết.
- Tiêu chuẩn ánh sáng để đọc sách là: 300 – 500 lux.
- Tiêu chuẩn chung trong văn phòng là: 400 lux, phòng nghỉ ngơi dành cho nhân viên là: 150 lux.
Cường độ ánh sáng là gì? Cách đo cường độ ánh sáng như thế nào? Hy vọng những chia sẻ hữu ích trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về thông số này, cũng như lựa chọn được loại bóng đèn phù hợp với không gian chiếu sáng của mình.