Quạt điện là sản phẩm đồ dùng thông dụng trong gia đình. Nhưng đã bao giờ bạn thắc mắc rằng cấu tạo quạt điện ra sao? Vật dụng này có những bộ phận nào? Cùng đọc bài viết sau để hiểu rõ hơn về cấu tạo và các nguyên lý hoạt động của quạt.
Cấu tạo bên ngoài của thân quạt
Cấu tạo quạt điện thường gồm những bộ phận cơ bản như: Lồng quạt, cánh quạt, thân quạt, động cơ quạt và đế quạt. Mỗi phần trên thân quạt hoạt động theo một nguyên lý nhất định, kết hợp trơn tru giúp sản phẩm hoạt động bền bỉ.
Cấu tạo quạt điện cơ bản:
- Động cơ: Trong cấu tạo quạt điện, đây là bộ phận tạo động lực bằng điện dựa trên nguyên lý điện từ. Nói cách khác, chính động cơ là yếu tố tạo nên sức gió cho chiếc quạt. Ngày nay, động cơ quạt điện được sản xuất dựa trên những tiêu chuẩn khắt khe về hiệu suất, tiếng ồn và cả độ rung khi hoạt động. Một sản phẩm quạt điện được xem là chất lượng nếu cho tiếng động yếu, độ rung nhẹ và ít tạo ra sức nóng trong quá trình sử dụng.
- Cánh quạt: Trong cấu tạo quạt điện, cánh quạt làm nhiệm vụ tạo ra gió. Động cơ quạt hoạt động, làm cho cánh quạt chuyển động. Mỗi khi cánh quạt chuyển động sẽ tạo ra sự chênh lệch áp suất giữa phía trước và phía sau. Từ đó tạo gió làm mát cho không gian. Hiện nay, cánh quạt được thiết kế thành loại 3 cánh, 5 cánh, có loại cánh dày và loại cánh mỏng.
- Thân quạt: Thân quạt là bộ phận có chức năng đỡ cánh quạt và động cơ, đảm bảo giúp cho quạt luôn đứng đúng vị trí khi hoạt động. Thân quạt thường được thiết kế dễ dàng tháo lắp vào hoặc tháo ra khi cần thiết. Bộ phận này giữ vai trò thiết yếu trong cấu tạo của quạt điện.
- Lồng quạt: Trong cấu tạo quạt máy, đây là bộ phận đơn giản nhưng có nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ cánh quạt bên trong, tránh cho người dùng va chạm với cánh quạt gây nguy hiểm.
Cấu tạo phần điện của quạt
Cấu tạo quạt điện bên trong gồm các bộ phận sau:
- Mô tơ: Là một cuộn dây đồng quấn trên lõi sắt từ (stator) gồm nhiều tấm tole silic mỏng được ghép lại với nhau nhằm tránh dòng điện Phu – Cô
- Rotor: Bộ phận này cũng được sản xuất từ nhiều lá thép mỏng ghép lại với nhau, có phần nhôm đúc nối với cốt thép để gắn cánh quạt và phần đuôi nhằm tạo ra chuyển động cho bộ chuyển hướng
- Tụ điện: Làm nhiệm vụ tạo ra dòng điện lệch pha
- Vỏ nhôm: Có tác dụng chính trong việc ghép giữa rotor và stator
- Bạc thau: Có trang bị ổ giữ dầu bôi trơn nhằm giảm lực ma sát
Các bộ phận của quạt điện
Các bộ phận của quạt điện gồm có dây đồng, phe gài trục, tụ quạt, motor quạt và lốc quạt.
Quạt điện
Dây đồng
Phe gài trục
Đây là phe gài trục thương thấy bên trong cấu tạo quạt điện
Tụ quạt điện
Motor quạt
Lốc quạt
Nguyên lý hoạt động của quạt điện
Dựa trên cấu tạo quạt điện, bạn sẽ thấy nguyên lý hoạt động của quạt điện thể hiện như sau:
- Khi có dòng điện chạy trong dây dẫn quấn trên lõi sắt từ (phe silic) tạo thành một lực tác động lên rotor. Phe silic thường làm từ tole silic mỏng ghép nhiều miếng lại với nhau.
- Vị trí các cuộn dây chạy và dây đề được đặt lệch nhau. Đồng thời tác dụng làm lệch pha của tụ điện sẽ tạo ra trong lòng stator các lực hút không cùng phương với nhau.
- Vì 02 lực hút lệch nhau về phương và thời gian nên tạo ra trong lòng stator một từ trường quay làm cho roto quay được.
- Để thay đổi tốc độ của quạt người ta quấn trên đó một số vòng dây chung với cuộn chạy. Khi dòng điện tăng lên hoặc giảm xuống do điện trở của cuộn dây thay đổi sẽ tạo ra nên một từ trường mạnh hoặc yếu hơn, làm cho quạt chạy nhanh hơn hoặc chậm hơn.
Đây là nguyên lý hoạt động của quạt điện mà bạn cần nắm rõ để có thể tự sửa quạt khi cần thiết.
Sơ đồ hoạt động của quạt điện
Trên sơ đồ cấu quạt điện gồm có: 4 cuộn dây, 2 cuộn số, 1 cuộn chạy và 1 cuộn đề. Tất cả được bắt nối tiếp với nhau.
- Khi bạn bấm chuyển số, 1 hoặc 2 trong cuộn số tham gia vào cuộn chạy hoặc cuộn đề
- Khi bạn bấm số 3 cho quạt chạy mạnh nhất, chỉ có cuộn chạy đấu vào nguồn
- Khi bạn bấm số 2 cho quạt chạy trung bình, có cuộn chạy và 1 cuộn số vào nguồn
- Khi bạn bấm số 1 cho quạt chạy mức yếu nhất, cuộn chạy và 2 cuộn số vào nguồn
Trong đó, cuộn chạy có nhiệm vụ tạo lực quay chính, cuộn số giảm dòng tạo lực quay yếu hơn. Cuối cùng, cuộn đề và tụ đề dùng để khởi động, tạo nên lực đẩy khi mới mở nguồn điện, tạo thành.
Giải thích ký hiệu sơ đồ cách đấu dây quạt bàn:
- Nguồn điện: 220V – 50Hz xoay chiều
- K0: Công tắc mặc định (số 0 – quạt không quay)
- K1: Công tắc nấc 1 (số 1 – quay mức nhẹ nhất)
- K2: Công tắc nấc 2 (số 2 – quay mức trung bình)
- K3: Công tắc nấc 3 (số 3 – quay mức mạnh nhất)
- L0: Cuộn dây đề
- L1, L2: Các cuộn dây số
- L3: Cuộn dây chạy
- C: Tụ điện thường trực
Ban đầu quạt bàn để số 0, khi bấm chuyển công tắc sang các khóa 1, 2 và 3 thì lần lượt các cuộn dây tăng số vòng và tạo ra vòng quay với công suất mạnh hơn. Tụ điện là phần quan trọng không thể thiếu trong sơ đồ điện xoay chiều này.
Một số loại quạt điện thông dụng
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại quạt thông dụng có kiểu dáng khác nhau và và kích thước khác nhau để phù hợp cho từng nhu cầu của người sử dụng.
- Quạt đứng: Là loại quạt thường để dưới đất, độ cao dễ dàng thay đổi và có thể xoay. Đây cũng là một loại quạt thông dụng mà hầu như các gia đình nào cũng có vì tính tiện dụng của quạt khá cao.
- Quạt để bàn: Là quạt để bàn thông thường, có thể xoay nhưng độ cao cố định
- Quạt trần: Gồm có quạt trần trang trí và quạt trần thông thường
- Quạt treo tường: Được thiết kế để treo lên tường, có giây dật để điều khiển
- Quạt đá
- Quạt từ các công cụ điện tử
- Quạt hộp: Kiểu dáng gọn gàng, hình vuông hoặc chữ nhật, có chắn quay theo các hướng khác nhau, phù hợp với gia đình có trẻ nhỏ
Vật Tư 365 vừa cung cấp đến bạn những thông tin về cấu tạo quạt điện và nguyên lý hoạt động kèm các loại quạt điện phổ biến nhất hiện nay. Nếu bạn có nhu cầu mua quạt điện, hãy liên hệ ngay Vật Tư 365 để được tư vấn các mẫu quạt phù hợp với giá thành tốt nhất và được hưởng nhiều ưu đãi hậu mãi khác.
hay, đơn giản cụ thể dễ hiểu. có thể cho tôi bản mềm để lưu học ko ah