Máy sấy tay ngày càng trở nên thông dụng hơn bao giờ hết, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những chiếc máy sấy tay tự động trong các trung tâm thương mại, rạp chiếu phim hay nhà hàng,… Tuy nhiên để hiểu được cấu tạo máy sấy tay, nguyên lý hoạt động, cách lắp đặt cũng như là cách cài đặt máy sấy tay sao cho máy vận hành một cách êm ái và đụng mục đích sử dụng nhất thì không phải ai cũng biết. Cùng Vật Tư 365 giải đáp những điều trên đây nhé!
Cấu tạo của máy sấy tay
Cấu tạo thông thường của một chiếc máy sấy tay loại gắn tường sẽ có 3 mặt: mặt trước, mặt sau và mặt đáy với thân máy nguyên khối với màn lọc thông minh, có tác dụng lọc sạch khí trước khi thổi ra ngoài để đảm bảo vệ sinh cho tay người sử dụng.
Mặt trước thiết bị
Mặt trước thiết bị sẽ là nơi chứa thông tin của hãng sản xuất và đèn hiển thị, màu sắc của đèn hiển thị trạng thái chế độ hoạt động của thiết bị.
Mặt sau thiết bị
Mặt sau thiết bị sẽ có vị trí của 2 móc trên được cố định sẵn và đường ra của dây nguồn, mặt sau được thiết kế 2 đường ra dây nguồn, người sử dụng sẽ chọn đầu ra phù hợp với vị trí sẽ lắp đặt thiết bị.
Mặt đáy thiết bị
Mặt đáy của thiết bị gồm cửa ra gió để gió được đưa từ cánh quạt bên trong ra bên ngoài, công tắc nguồn để bật tắt thiết bị khi sử dụng, lỗ bắt vít để cố định thiết bị khi được gắn vào 2 móc treo ở mặt sau, nút chuyển chế độ gió hoặc nóng để người dùng điều chỉnh được chế độ phù hợp, mắt cảm biến để khởi động quạt gió khi tay người dùng đưa vào, cửa hút gió để hút không khí từ bên ngoài vào.
Ngoài ra, bên trong máy sấy tay còn có bộ vi mạch điều khiển các hoạt động của máy, động cơ, cánh quạt ly tâm, dây sợi đốt và bộ phận cảm biến.
Nguyên lý hoạt động của máy sấy tay
Máy sấy tay hoạt động theo nguyên lý sau: Khi bạn đưa tay vào phía dưới mặt đáy của máy sấy tay ở khoảng cách tầm 13 – 15 cm cảm biến hồng ngoại sẽ ngay lập tức nhận ra và truyền tín hiệu tới mạch điều khiển trung tâm (bo mạch chủ), tại đây bo mạch chủ “ra lệnh” cho động cơ (mô tơ) hoạt động, khi đó cánh quạt sẽ quay và gió sẽ ra ở cửa ra gió của máy sấy tay. Lúc này tay bạn sẽ được sấy khô một cách nhanh chóng.
Khi tay bạn đã được sấy khô, tức là bạn không còn nhu cầu sấy và rút tay ra. Lúc này cảm biến nhận tín hiệu và báo với mạch điều khiển trung tâm để ngắt động cơ, khi đó cánh quạt sẽ ngừng quay và trở lại tráng thái nghỉ cho tới phiên làm việc tiếp theo.
Chu trình hoạt động của máy sấy tay qua sơ đồ
Lưu ý: Thiết bị sẽ tự động ngắt khi thời gian sử dụng hoặc nhiệt độ vượt quá giá trị cho phép.
Cách lắp đặt máy sấy tay
Lắp đặt là bước đầu tiên trong quá trình sử dụng máy sấy tay. Việc không chú ý đến các bước lắp đặt được khuyến cáo của nhà sản xuất có thể dẫn đến các lỗi khi sử dụng máy sấy tay như máy sấy không nóng, máy sấy kêu to… đối với các dòng máy sấy tay panasonic thì tỷ lệ lỗi rất thấp là gợi ý cho bạn sử dụng.
Đi kèm theo máy là một bộ móc trên bằng thép có kích thước lớn nhỏ tùy theo dòng sản phẩm, vị trí gắn móc treo khoảng 1300mm từ phần trên móc treo xuống sàn nhà. Quy trình lắp đặt máy sấy tay thông thường trải qua 4 bước:
Bước 1: Khoan lỗ bắt vít và cố định vị trí móc treo. Dùng mũi khoan có kich thước vừa vặng với vít của móc treo, tránh dùng mũi quá lớn hoặc quá bé. Trước khi khoan nên gá móc treo vào và đánh dấu các vị trí cần khoan để việc bắt vít diễn ra chính xác.
Bước 2: Hướng thiết bị gá vào móc treo theo hướng mũi tên xem vị trí 2 móc treo ở mặt sau thiết bị có vừa với móc treo trên tường chưa để kịp thời điều chỉnh.
Bước 3: Đưa thiết bị vào móc treo thiết bị. Việc này cần thực hiện tỉ mỉ tránh làm rung lắc thiết bị quá nhiều.
Bước 4: Vặn vít đáy cố định thiết bị. Vặn vít chính xác và vừa phải.
Cách cài đặt máy sấy tay
Sau khi lắp đặt máy sấy tay vào vị trí an toàn và thuận tiện, ta đi đến việc cài đặt (cấu hình) cho chúng để chúng hoạt động đúng mục đích sử dụng và tiết kiệm năng lượng nhất. Phía bên mặt dưới của máy sấy tay là nút bật tắt thiết bị và nút điểu chỉnh chế độ của thiết bị.
Bước đầu tiên bạn phải kiểm tra hoạt động của công tắc nguồn xem sau khi bật công tắc nguồn thì đèn báo đã sáng lên và cửa gió đã mở ra khi đưa tay vào chưa. Lưu ý là không nên bật công tắc nguồn quá nhiều lần và liên tục, vì máy sấy tay có cơ chế tự động ngắt điện khi không sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định và khi bạn đưa tay vào thì máy mới bắt đầu hoạt động, do đó việc tắt mở máy liên túc có thể gây hỏng thiết bị nhanh chóng.
Bước tiếp theo là bạn cần kiểm tra trạng thái của nút thay đổi chế độ sấy. Thông thường đối với các dòng máy sấy tay phổ thông sẽ có 3 chế độ ứng với 3 màu đèn báo khác nhau:
- Chế độ “Nóng” đèn hiển thị màu đỏ và luồng gió ra nóng
- Chế độ “Tiện nghi” đèn hiển thị màu cam và luồng gió ra ấm
- Chế độ “Mát” đèn hiển thị màu xanh và luồng gió ra mát
Để thay đổi giữa các chế độ, bạn phải điểu chỉnh nút theo chế độ mà bạn cảm thấy thoải mái và phù hợp nhất khi sử dụng. Sau khi hoàn thành 2 bước cài đặt thiết bị, bạn nên kiểm tra lại hoạt động của thiết bị để kiểm tra xem máy sấy tay đã vận hành đúng chức năng và công suất đã cài đặt hay chưa để cả già đình có thể yên tâm trong quá trình sử dụng.
Để sản phẩm hoạt động trơn chu và có tuổi thọ lâu dài, bạn cần vệ sinh máy sấy tay định kỳ hàng tháng. Sản phẩm được bảo trì tốt sẽ hoạt động trơn tru hơn, không kêu to bất thường cũng như nhiệt độ làm nóng luôn vừa phải.
Trên đây là bài viết về cấu tạo của máy sấy tay, nguyên lý hoạt động, cách lắp đặt và cách cài đặt máy sấy tay an toàn. Hy vọng với những thông tin hữu ích màn bạn vừa nhận được sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về máy sấy tay cũng như chọn được cho gia mình mình một chiếc phù hợp.
Tham khảo thêm:
Loại 1: Máy sấy tay Panasonic fj-t09a3
Loại 2: Máy sấy tay Panasonic fj-t09b3
Đừng ngần ngại liên hệ với Vật Tư 365, chúng tôi có đội ngũ chăm sóc và tư vấn cho bạn, chắc chắn bạn sẽ có được trải nghiệm mua hàng thú vị chưa từng có trước đây.