Những năm gần đây và đặt biệt là trong năm 2020 Điện Mặt Trời luôn là chủ đề được quan tâm rất nhiều của người dân và cả những công ty, tập đoàn lớn chủ yếu là do giá điện tăng cao liên tục ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất kinh doanh. Hôm nay Vật Tư 365 sẽ tổng hợp lại các câu hỏi được quan tâm nhiều nhất về điện mặt trời áp mái để giải đáp thắc mắc của mọi người.
Câu 1: Khi lắp hệ thống đặt điện mặt trời áp mái khi nhu cầu sử dụng không hết công suất của hệ thống tạo ra thì bên điện lực sẽ mua lại phần dư ra đó đúng không? Và Điện Lực sẽ mua lại với giá bao nhiêu tiền 1kWh?
- Đúng. Theo quy định tại thông tư số 05/2019/TT-BTC ngày 11/03/2019 của Bộ Công Thương, ngành Điện mua lại Điện Mặt Trời từ người dân với giá trong năm 2019 là 2.134 đồng/kWh
- Đối với các dự án Điện Mặt Trời trên mái nhà ngành Điện sẽ kiểm tra hòa lưới, lắp điện kế 2 chiều miễn phí và ký hợp đồng mua bán Điện Mặt Trời để thanh toán phần điện dư phát ngược lên lưới cho khách hàng.
Câu 2: Chi phí lắp đặt 1 hệ thống Điện Mặt Trời là bao nhiêu tiền?
- Để lắp đặt trọn 1 bộ Điện Mặt Trời bao nhiêu tiền phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ như tấm Pin là Mono hay Poly, chất liệu bộ chân đỡ, bộ biến tần Invester, dây cáp đấu nối …
- Ví dụ với nhu cầu tại các thành phố lớn ở Việt Nam như TP. Hồ Chí Minh và TP. Hà Nội thì chủ yếu chúng ta lắp cho nhà dân với diện tích tầm 60m2 đến 80m2 cho công suất 10KW thì toàn bộ chi phí rơi vào khoảng 160 triệu đến 200 triệu đồng. Với công suất 10KM thì hệ thống sẽ tạo ra điện mỗi tháng là 1200KWh đến 1500KWh tương đương 2.560.000 đ đến 3.201.000 đ. Trong vòng 5 năm chúng ta sẽ thu hồi vốn đầu tư cho cả hệ thống.
Câu 3: Pin mặt trời là gì? Có mấy loại Pin? Nên sử dụng loại nào?
Pin Mặt Trời hay còn gọi là Pin Quang Điện bao gồm nhiều tế bào quang điện – là phần tử bán dẫn có chứa trên bề mặt số lượng lớn các cảm biến ánh sáng là điốt quang, thực hiện biến đổi ánh sáng thành năng lượng điện.
- Trên thị trường hiện tại chỉ có 2 loại Pin thông dụng là Pin Mono và Pin Poly. Đây là bộ phận quan trọng của cả hệ thống dùng để hấp thu ánh sáng tốt nhất và mạnh nhất để tạo ra điện năng.
- Việc lựa chọn Pin Mono hay Poly thì cũng không mấy khó khăn. Chúng ta có thể dựa vào các yếu tố sau đây để lựa chọn tấm Pin phù hợp với nhu cầu sử dụng nhé.
Thuộc tính |
Pin Mono |
Pin Poly |
Màu sắc | Đen | Xanh |
Công suất hấp thu | Cao | Thấp |
Chiếm diện tích | Ít | Nhiều |
Giá thành | Cao | Thấp |
Câu 4: Hệ thống Điện Mặt Trời có cần phải bảo trì thường xuyên không? Có bền không? bảo hành như thế nào?
- Hệ thống Điện Mặt Trời không cần phải bảo trì thường xuyên, khoảng 2 tháng chúng ta có thể bắt vòi nước xịt rửa tấm Pin năng lượng cho sạch là được. Hiện tại hầu hết hệ thống Điện Mặt Trời đều được bảo hành đến 25 năm hoặc hơn.
Câu 5: Nên lắp đặt hệ thống Điện Mặt Trời ở đâu? Vị trí nào phù hợp?
- Do hệ thống Điện Mặt Trời với công 10kWh chiếm diện tích khoảng 60m2 đến 80m2 nên thường sẽ được lắp đặt trên mái nhà với được lắp ở vị trí lắp đặt ở nào nhận được nhiều ánh sáng mạnh nhất, nhiều nhất. Ít bị che chắn bởi cây cối, tòa nhà.
Câu 6: Ưu điểm và nhược điểm của Điện mặt trời áp mái
- Ưu điểm:
Ưu điểm đầu tiền chắc chắn là sẽ giảm chi phí tiền điện hàng tháng mà chúng ta phải trả cho Điện Lực. Nếu hệ thống đủ lớn mà chúng ta sử dụng không hết thì phát ngược lên lưới điện của Nhà Nước và được Điện Lực thu lại với giá 2.134kWh.
Giảm đi việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch giúp cắt giảm khí thải carbon bảo vệ môi trường. Đây là vấn đề cả thế giới quan tâm nhất nhất hiện nay nhằm góp phần bảo vệ Trái Đất.
Hệ Thống Điện Mặt trời có thể sử dụng để tái tạo điện liên tục năm này sang năm khác. Với khí hậu miền Nam với nắng quanh năm thì đây là giải pháp giúp tiết kiệm điện và tái tạo năng lượng tốt nhất hiện nay.
- Nhược điểm:
Chi phí đầu tư khá lớn so với đại thu nhập của chúng ta. Ở các nước phát triển thì Điện Mặt Trời đang nước Nhà Nước khuyến khích bằng cách hỗ trợ cho vay để giúp người dân sớm tiếp cận công nghệ này. Hiện tại Việt Nam Nhà Nước đang nghiêm cứu để tìm nguồn tài trợ để hỗ trợ người dân trong việc lắp đặt.
Phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời nên thời gian tốt nhất để các tầm Pin hấp thu ánh sáng là vào lúc 9h sáng cho đến 15h chiều. Hệ Thống bị hạn chế vào mùa mưa.
Câu 7: Có bao nhiêu loại hệ thống Điện Mặt Trời? Công năng mỗi loại ra sao?
Có 3 loại hệ thống Điện Mặt Trời
- Hệ Thống Điện Mặt Trời hòa lưới: Hệ thống này còn có tên gọi là Ongrid. Khi ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào tấm Pin rồi sẽ đi qua bộ biến tần Invester rồi đến đồng hồ 2 chiều (do Điện Lực cấp miễn phí). Nếu chúng ta sử dụng không hết sẽ phát lên lưới điện và bán lại cho Điện Lực.Với Hệ Thống này khi lưới điện bị ngắt thì Hệ Thống sẽ ngắt theo để đảm bảo an toàn.
- Hệ Thống Điện Mặt Trời độc lập: Hệ thống này chúng ta sẽ sử dụng bình ác quy để lưu trữ điện khi các tấm Pin hấp thu ánh sáng. Từ bình ác quy sẽ phát ra điện sử dụng cho các thiết bị trong gia đình. Hệ Thống này có nhược điểm là phải bảo trì và thay mới bình ác quy theo thời gian quy định.
- Hệ Thống Điện Mặt Trời hòa lưới có dự trữ: Đây là hệ thống được ưu tiên lắp đặt nhiều nhất vì nó có thể lưu trữ Điện bằng bình ác quy sau đó sử dụng phá vào các thiết bị trong gia đinh. Nếu không dùng hết thì phát lên lưới điện lực.
Vật Tư 365 hi vọng các câu hỏi trên sẽ phần nào giải đáp được các thắc mắc của các bạn.
Hoặc để biết thêm các thông tin về sản phẩm chính hãng chất lượng cao của tại Vật Tư 365, các bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0912.917.977 để được tư vấn nhanh nhất!