Có thể rất nhiều người đã từng nghe tới độ ồn nhưng lại chưa thực sự hiểu rõ về khái niệm này. Đồng thời, không phải ai cũng biết con người có thể chịu được tiếng ồn với độ lớn tối đa là bao nhiêu và những ảnh hưởng từ tiếng ồn mang lại. Đó là lý do mà chúng tôi muốn chia sẻ bài viết này!
Độ ồn là gì?
Độ ồn là một cách gọi để chỉ mức cường độ âm thanh của tiếng ồn. Để đo mức cường độ âm thành người ta sử dụng đơn vị đo tiếng ồn decibel và viết tắt là dB. Tiếng ồn dùng để chỉ chung tất cả những âm thanh mà người nghe không mong muốn bởi nó có thể làm cho họ cảm thấy khó chịu.
Có nhiều người phát ra tiếng ồn, ví dụ như từ xe cộ, các thiết bị điện tử, đồ gia dụng,… hay âm thanh từ các công trường đang thi công,…
Nói một cách đơn giản dB là gì?. Đó chính là tập hợp tất cả những âm thanh mà người nghe không hề mong muốn xuất phát từ môi trường xung quanh. Hoặc cũng có thể là âm thanh phát ra không đúng lúc. Những âm thanh này không có giá trị và làm người nghe không thoải mái.
Sự ảnh hưởng của độ ồn trong cuộc sống
Độ ồn dB có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của mỗi người, nhất là với những người phải thường xuyên tiếp xúc với nguồn âm thanh có cường độ lớn trong thời gian dài. Cụ thể, những ảnh hưởng tiêu cực mà độ ồn gây ra là:
- Tổn hại thính lực: Nếu như màng nhĩ thường xuyên phải tiếp xúc với những âm thành như tiếng còi, tiếng máy khoan, động cơ,… thường xuyên, vượt quá ngưỡng nghe của tai người thì có thể làm tổn thương màng nhĩ. Thậm chí là bị giảm thính lực và độ nhạy của tai với âm thanh
- Tổn hại thần kinh: Không chỉ tổn hại màng nhĩ mà độ ồn còn có thể tác động tới cả sức khỏe con người. Khi tiếng ồn quá lớn sẽ làm người nghe khó mà nghỉ ngơi thoải mái dẫn tới tình trạng mệt mỏi, căng thẳng kéo dài. Từ đó, tính tình trở nên nhạy cảm, dễ tức giận, nguy hiểm hơn là mắc chứng rối loạn hành vi
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Một ảnh hưởng nữa mà tiếng ồn có thể gây ra tình trạng huyết áp cao, dẫn tới tăng nhịp tim và làm máu lưu thông khó khăn hơn. Đồng thời, tiếng ồn cũng chính là một trong các nguyên nhân gây ra tình trang co mạch, tăng huyết áp và nguy cơ mắc bệnh động mạch vành
- Rối loạn giấc ngủ: Khi tiếng ồn xuất hiện sẽ khiến người nghe cảm thấy khó chịu và khó chìm vào giấc ngủ, ngủ không sâu. Chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng khiến tinh thần mệt mỏi, hoạt động, làm việc kém hiệu quả
Mức độ ồn của các âm thanh thường gặp
Dưới đây là mức độ ồn được đo bằng đơn vị vị đo tiếng ồn những loại âm thanh chúng ta thường bắt gặp trong cuộc sống:
Độ ồn (dB) | Nguồn phát ra âm thanh |
0 dB | Hoàn toàn không thể nghe được âm thanh. |
10 dB | Hơi thở của con người. |
20 dB | Tiếng lá cây rơi. |
30 dB | Tiếng lá cây va chạm nhau khi có gió thổi. |
40 dB | Tiếng thì thầm. |
50 dB | Tiếng mưa với lượng vừa phải. |
60 dB | Âm thanh của cuộc nói chuyện, giao tiếp bình thường. |
70 dB | Tiếng văn phòng, tiếng trong siêu thị, tiếng ngoài đường ồn ào. |
80 dB | Tiếng hội trường, nhà in khi hoạt động. |
90 dB | Âm thanh phát ra khi nhà máy sản xuất hoạt động. |
110 dB | Tiếng nhạc Rock. |
130 dB | Tiếng còi xe cứu hỏa, cứu thương hay tiếng phi cơ khi cất cánh. |
Tai người nghe được bao nhiêu dB?
Tai người nghe được bao nhiêu dB là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Theo các nghiên cứu cho thấy 0dB chính là ngưỡng âm thanh thấp nhất. Và mức âm thanh cao nhất khi chúng ta nghe cảm thấy chói tai đó là khoảng 140dB. Tuy nhiên, tai người có thể nghe được âm thanh bao nhiêu dB còn tùy thuộc từng trường hợp. Có một số người, âm thanh 85dB đã khiến họ cảm thấy chói tai. Hay trường hợp khác là 115dB chẳng hạn.
Vậy thời gian chịu đựng được tiếng ồn của con người là bao nhiêu? Cụ thể:
- Âm thanh có cường độ <80dB: Với âm thanh ở cường độ này con người vẫn có thể chịu được mà không phải sử dụng thiết bị bảo vệ
- Âm thanh có cường độ 80 – 90dB: Nên có phương pháp hạn chế hoặc rời xa nơi có tiếng ồn
- Âm thanh có cường độ 90dB: Con người có thể chịu được âm thành cường độ này tối đa 1h/ngày
- Âm thanh có cường độ 100dB: Chỉ có thể chịu được tối đa 15 phút nếu không có thiết bị bảo vệ
Tai bạn có thể bị tổn thương nghiêm trọng, thậm chí là bị điếc nếu như phải tiếp xúc với độ ồn dB cao trong thời gian dài.
Cách đo độ ồn chính xác
Để có thể đo độ ồn một cách chính xác bạn có 2 phương pháp. Đó là:
Dùng máy đo độ ồn
Để đo độ ồn trong môi trường, bạn có thể sử dụng máy đo độ ồn chuyên dụng. Loại máy đo này có thể cho bạn biết chính xác các thông số về cường độ, mức âm và dải tần của âm thanh. Giá của loại máy đo này rất đa dạng, có thể từ vài trăm nghìn đồng tới vài triệu, thậm chí là vài chục triệu đồng, tùy loại.
Dùng app đo độ ồn
Hoặc bạn cũng có thể sử dụng app đo độ ồn trên điện thoại. Một trong các App được sử dụng nhiều nhất là Decibel X. Với những ai đang sử dụng điện thoại iPhone, iPad hay Apple Watch có thể sử dụng ứng dụng này. Còn với những ai đang sử dụng các thiết bị hệ điều hành Android thì có thể tham khảo cài đặt app Sound Meter. Các app đều đã được cài đặt công thức tính độ ồn tiêu chuẩn nên có thể tính toán một cách chính xác.
Gợi ý các mẹo nhỏ giúp giảm bớt tiếng ồn
Làm sao để có thể giảm bớt tiếng ồn trong môi trường xung quanh, tránh gây ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc? Nếu môi trường bạn đang sống có tiếng ồn quá lớn thì hãy thử sử dụng các phương pháp giảm tiếng ồn sau:
Dùng các phương pháp cách âm
- Dán kín khe hở cửa: Hãy kiểm tra các cửa sổ, cửa ra vào và nếu xuất hiện khe hở bạn có thể dán kín lại để giảm tiếng ồn
- Sử dụng vải dày, ốp tường gỗ: Đây là hai vật liệu có tác dụng hút âm khá tốt, có thể làm giảm tiếng ồn hiệu quả
- Sử dụng vật liệu cách âm: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều vật liệu cách âm chất lượng như thảm trải sàn cách âm, rèm cửa cách âm, kính cách âm,…
- Thêm mảng xanh cho ngôi nhà: Xung quanh nhà và trong nhà bạn có thể trồng thêm cây xanh, cỏ xanh, tiểu cảnh
Sử dụng hợp lý các thiết bị có độ ồn
Trong ngôi nhà của bạn có thể có khá nhiều thiết bị gây ra tiếng ồn, ví dụ như máy lọc không khí. Khi chọn mua máy lọc không khí hãy quan tâm tới độ ồn của sản phẩm, đặc biệt là với những người muốn sử dụng máy lọc không khí qua đêm.
Độ ồn của máy lọc không khí thường nằm trong khoảng 18 – 50dB. Tuy nhiên, mức cụ thể sẽ phụ thuộc vào công suất hay còn gọi là tốc độ gió. Tốc độ gió càng nhẹ thì tiếng ồn máy lọc không khí phát ra càng thấp.
Những máy lọc không khí có độ ồn tối đa 50dB thường được dùng cho phòng làm việc, quán cafe hoặc phòng khách,… vì mức độ ồn tương đương với tiếng nói chuyện bình thường. Còn nếu muốn dùng trong phòng ngủ thì nên chọn hoặc chỉnh máy lọc không khí ở mức ồn khoảng 18dB là hợp lý.
Đối với các thiết bị khác trong nhà bạn cũng nên quan tâm tới độ ồn để tránh gây ảnh hưởng tới sinh hoạt:
- Những thiết bị có thể gây ra tiếng ồn lớn như máy lọc nước, máy giặt, tủ lạnh,… nên đặt xa khu vực nghỉ ngơi
- Những thiết bị, máy móc quá cũ kỹ không nên tiếp tục sử dụng vì trong quá trình hoạt động chúng có thể phát ra tiếng ồn lớn. Nếu thiết bị, máy móc có hư hỏng cần kịp thời sửa chữa
- Có thể đặt thêm đệm chống sốc hoặc thảm hút âm ở sau lưng hay trước máy giặt, tủ lạnh để giảm tiếng ồn
- Máy hút bụi chỉ nên sử dụng loại có độ ồn không quá 80dB
Dùng các thiết bị bảo hộ cá nhân
Bạn cũng có thể sử dụng một số thiết bị bảo hộ cá nhân, ví dụ như chụp tai hay nút bịt tai,… nếu như thường xuyên phải làm việc ở những môi trường có tiếng ồn lớn.
Trên đây là giải đáp cho những ai đang thắc mắc độ ồn là gì và những ảnh hưởng của chúng. Có thể thấy rằng tiếng ồn quá lớn có thể gây nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe, tâm lý con người. Vì vậy, bạn nên có các biện pháp để hạn chế tiếng ồn hiệu quả.